Tết thiếu nhi là một trong những ngày lễ lớn được người dân Nhật Bản chú trọng. Đây không chỉ là dịp để tôn trọng nhân cách của trẻ em mà còn là cơ hội để gia đình, bạn bè cùng sum vầy và tận hưởng không khí nhộn nhịp. Vậy ngày Tết thiếu nhi ở Nhật Bản có khác gì so với Tết thiếu nhi ở Việt Nam, hãy cùng Chiyoda Sushi tìm hiểu ngay sau đây.
Tết thiếu nhi hay còn được gọi là “Kodomo no Hi” trong tiếng Nhật. Ban đầu, ngày này được xem là tết Đoan Ngọ và thường phát lá thuốc phòng bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa bắn cung nhằm xua đuổi tà ma ác quỷ.
Sau đó, các gia đình Samurai lại treo trước nhà những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), các loại vũ khí chiến đấu hoặc có thể thay thế bằng mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn. Những việc làm ấy đều mang ý nghĩa cầu mong sự che chở, bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi những tại họa, bệnh tật.
Và ngày Tết thiếu nhi sẽ được tổ chức để tôn vinh truyền thống Samurai cùng con trai trong gia đình. Tuy nhiên, sau này đã trở thành một ngày lễ dành riêng cho mọi trẻ em (không phân biệt nam nữ) trên khắp đất nước.
Tết thiếu nhi tại Nhật Bản được diễn ra vào ngày 5/5 hằng năm
Tết thiếu nhi không chỉ là dịp để thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến trẻ em mà còn để trẻ em tỏ lòng biết ơn đến với mẹ của mình. Điều đó cũng thể hiện được sự tôn trọng của xã hội Nhật Bản đối với tương lai đất nước, bởi trẻ em được coi là cánh chim non, biểu tượng của sự phồn thịnh và hy vọng.
Các hoạt động vui chơi lễ hội sẽ được tổ chức khắp mọi nơi. Những bản nhạc, bài hát và câu chuyện đậm sắc màu văn hóa Nhật Bản cũng được tái hiện nhằm truyền đạt giá trị văn hóa và phong tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cá chép (Koi) được coi là biểu tượng của sức mạnh và may mắn trong văn hóa Nhật Bản. Trong ngày Tết Thiếu Nhi, người ta thường treo các hình ảnh hoặc đèn lồng cá chép màu sắc rực rỡ trước nhà. Đây được xem là biểu tượng của sự kiên trì, dũng cảm để vươn tới thành công, và cũng chính là mong ước của người Nhật gửi gắm tới thế hệ tương lai của đất nước.
Những chiếc đèn lồng cá chép sẽ có chiều dài lên tới 100m, trọng lượng nặng tới 350kg. Nổi bật trên nền trời xanh biếc, những chiếc đèn được sắp xếp theo thứ tự là màu đỏ, đen và xanh xen kẽ và mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng biệt:
– Màu đen là màu tượng trưng cho người cha được biết tới là “magoi” (真鯉) với tích cách trầm tĩnh, kiên nhẫn. Ngoài ra, đây còn là biểu hiện cho mặt nước mùa đông tĩnh lặng, và nước cũng là nơi khởi nguồn của mọi sự sống.
– Màu đỏ là màu tượng trưng cho người mẹ (higoi, 緋鯉) cũng như màu lửa vào mùa hè. Đây còn là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài và lửa sẽ làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, ẩn ý cho biểu hiện của trí tuệ thông thái.
– Màu xanh đại diện cho màu của cây cỏ mùa xuân đâm chồi nảy lộc, biểu trưng cho sự phát triển của trẻ em.
Với sự phát triển không ngừng thì đến nay, chiếc đèn lồng đã có nhiều màu sắc hơn. Màu sắc đa dạng khiến cho người dân càng cảm nhận được không khí hân hoan lẫn nét đẹp văn hóa trong ngày lễ.
Biểu tượng Koinobori – cờ cá chép đầy sắc màu rực rỡ luôn xuất hiện trong Tết thiếu nhi
“Bài hát Koinobori” là một trong những bài hát truyền thống của Nhật Bản. Bài hát kể về câu chuyện những con cá chép leo lên dòng sông, biểu tượng cho sự phát triển và thịnh vượng trong cuộc sống. Từ giai điệu trong sáng cho đến lời bài hát dễ thuộc đều khắc sâu trong tâm trí và còn thể hiện nét đẹp văn hóa, truyền thống xứ Phù Tang.
Bài hát Koinobori truyền thống có giai điệu và ca từ dễ thuộc
Ngày xưa, Shobu là loại cây được tổ tiên người Nhật dùng làm thuốc và trừ tà. Còn ngày nay, trẻ em Nhật Bản vào ngày Tết thiếu nhi sẽ được tắm với nước đun từ loại cây Shobu (菖蒲 ). Ngụ ý việc tắm với lá Shobu là cha mẹ muốn con trẻ lớn lên mạnh mẽ, biết đấu tranh chống lại cái ác và bảo vệ chính nghĩa.
Tắm với nước lá Shobu sẽ giúp trẻ em lớn lên khỏe mạnh
Kashiwa Mochi (柏餅) và Chimaki (粽) là hai loại bánh truyền thống được ưa chuộng nhất trong ngày Tết Thiếu Nhi. Chúng thường được làm từ bột nếp và Kashiwa Mochi bao bọc bên ngoài bởi lớp lá sồi, còn Chimaki được gói bằng lá tre. Hai loại lá đều mang ý nghĩa về sức khỏe và may mắn.
Hai loại bánh truyền thống không thể thiêu trong ngày này
Lấy hình ảnh của nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei, Yoshitsune mà búp bê Kintarou và mũ sắt Kabuto cũng là hai biểu tượng thú vị được sử dụng trong ngày Tết thiếu nhi. Thông qua búp bê Kintarou và mũ sắt Kabuto, cha mẹ muốn gửi gắm thông điệp sức sống bền bỉ, sức khỏe dẻo dai đến con của họ.
Búp bê Kintarou và mũ sắt Kabuto đại diện các gia đình Samurai vào thời Kamakura
Đến với Nhật Bản vào ngày Tết thiếu nhi, chắc chắn mọi người không nên bỏ lỡ các hoạt động lễ hội văn hóa đầy thú vị và độc đáo.
Lễ hội được tổ chức ngay tòa tháp Tokyo nằm ở trung tâm thành phố, là một trong những địa điểm nổi tiếng để trải nghiệm ngày Tết thiếu nhi. Dưới chân tòa tháp Tokyo là 333 chiếc đèn lồng cá chép đa sắc màu tung bay phấp phới cùng với nhiều hoạt động vui chơi, trò chơi truyền thống dành cho trẻ em và gia đình.
Lễ hội tổ chức ngay tại trung tâm thành phố thu hút nhiều sự quan tâm của du khách
Tatebayashi Koinobori no Sato là một trong những lễ hội lớn nhất ở Gunma. Tại đây cũng đang giữ kỷ lục Guiness về số lượng đèn lồng cá chép được trưng bày ở lễ hội, khoảng 5.000 chiếc. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi và thưởng thức ẩm thực đặc sản.
Hơn 5000 chiếc lồng đèn cá chép được trưng bày tại lễ hội Tatebayashi Koinobori no Sato
Uzuma no Koinobori là một lễ hội truyền thống tại Tochigi, nơi du khách có thể tham gia vào các hoạt động như đua cá chép, trổ tài vẽ cá chép. Điểm độc đáo nhất chính là chiêm ngưỡng hàng ngàn chiếc đèn lồng cá chép trên sông Uzama thơ mộng.
Đa dạng hoạt động vui chơi liên quan về cá chép tại lễ hội Uzuma no Koinobori
Thông qua Tết thiếu nhi tại Nhật Bản, mọi người phần nào cũng sẽ hiểu rõ những nét đẹp về con người, văn hóa truyền thống lâu đời, ẩm thực độc đáo nơi đây. Nếu có dịp ghé đến Nhật Bản vào tháng 5 thì bạn đừng nên bỏ lỡ các hoạt động vui chơi giải trí thú vị này nhé.