TIN TỨC & KHUYẾN MÃI

2021.10.04

Kimono - Nét đẹp xuyên thời không.

Có hai loại trang phục được mặc ở Nhật Bản, đó là trang phục truyền thống, còn được gọi là (和服, wafuku), bao gồm các loại Kimono đã được xem là quốc phục; thứ hai, đó là quần áo phương Tây (洋服, yōfuku), bao gồm tất cả những trang phục khác không được công nhận là quốc phục.

Trang phục truyền thống của Nhật Bản tái hiện ngàn năm lịch sử văn hiến, ví như các bảng màu được phát triển từ thời Heian, hình dáng được lấy cảm hứng từ phục trang của triều đại nhà Đường, các họa tiết mang âm hưởng bởi văn hóa, thiên nhiên và văn học truyền thống Nhật Bản, cuối cùng đó là phong cách, hình thức mặc chủ yếu được hoàn thiện vào cuối thời kỳ Edo.

Hình thức trang phục truyền thống của Nhật Bản được biết đến nhiều nhất là Kimono, dịch theo nghĩa đen nghĩa là “đồ để mặc”.

Có thể nói, Kimono như là một hơi thở của thời gian và không gian, kết nối vẻ đẹp lịch sử và hiện đại, giúp văn hóa và linh hồn Nhật Bản vươn ra Quốc tế; một nét đẹp xuyên thời không.

Lịch sử

Seventeenth century screen by Iwasa Matabei (Photo: Wikimedia Commons)

Kimono được hình thành và phát triển suốt theo chiều dài lịch sử của Nhật Bản; Kimono được cho là bắt đầu từ những trang phục được người dân bản địa mặc vào thời kỳ Yayoi (Từ 300 TCN đến 250), được phát triển mạnh mẽ vào thời Nara, Heian và hoàn thiện vào thời Edo, Meiji.

Sự phân biệt xã hội về trang phục chủ yếu được chú ý vào thời Nara (710-794), thông qua sự phân chia giai cấp cao và thấp. Phụ nữ có địa vị xã hội cao hơn sẽ mặc quần áo che phần lớn cơ thể của họ, do đó, trang phục cũng cần phải được phát triển để phù hợp với sự phân hóa. Ví dụ, những chiếc áo choàng dài hết cỡ được sử dụng, nhằm che gần hết cơ thể, từ xương quai xanh đến bàn chân; tay áo phải đủ dài để che đi đầu ngón tay.

Phiên bản đầu tiên của Kimono ra đời vào thời Heian (794-1192). Các đường cắt thẳng của vải được may lại với nhau để tạo ra một bộ trang phục phù hợp với mọi dáng người.

Đến thời kỳ Edo (1603-1868), Kimono đã phát triển thành một chiếc áo khoác ngoài dành cho nam giới gọi là Kosode. Theo nghĩa đen có nghĩa là “tay áo nhỏ”, với đặc trưng là các cổ tay áo đều nhỏ hơn phiên bản trước.

Trong thời đại Edo, Kosode là một dấu ấn văn hóa thống nhất rõ ràng. Mọi người Nhật đều mặc nó, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay vị trí kinh tế xã hội. Những khi một người Nhật tiếp xúc với người nước ngoài, một điểm khác biệt dễ thấy là người nước ngoài sẽ là người không mặc Kosode. Do đó, Kosode thời Edo đã trở thành biểu tượng văn hóa và là nét đặc trưng đầu tiên để nhận diện người Nhật Bản trên thế giới.

Vào thời kỳ Minh Trị (Meiji), chính phủ đã đổi tên trang phục Kosode thành Kimono, nghĩa là “đồ để mặc”. Thời kỳ Minh Trị cũng đặc biệt khuyến khích phụ nữ mặc Kimono và nam giới nên mặc Tây phục nhằm mục tiêu Tư bản hóa Xã hội nhưng vẫn giữ được linh hồn của dân tộc.

Detail of a kimono pattern (Photo: Los Angeles County Museum of Art)

Các loại Kimono tiêu biểu

Furisode

Phụ nữ Nhật Bản sẽ mặc Kimono khi tham gia các nghệ thuật truyền thống, chẳng hạn như trà đạo hoặc lớp học cắm hóa (Ikebana), lúc này, các cô gái và phụ nữ trẻ độc thân sẽ mặc Furisode, một kiểu Kimono sặc sỡ với tay áo dài và buộc bằng Obi (thắt lưng) sáng màu phía sau. Loại Kimono này được gọi là Furisode.

Furisode (Photo: matcha-jp.com)

Tomesode

Tomesode là trang phục với mảng hoa văn chỉ nằm ở phần dưới của Kimono, cùng với với các Mon (mào) ở tay áo và vai, được phụ nữ đã kết hôn mặc trong những dịp trang trọng. Số lượng Mon (một, ba hoặc năm) càng nhiều, thì trang phục được mặc vào những dịp lễ càng quan trọng. Tomesode màu đen được gọi là Kuro Tomesode và những màu khác được gọi là Iro-Tomesode (đôi khi còn được gọi là Irosode), tuy nhiên, với Tomesode thì màu đen thường được sử dụng nhiều nhất, do sự trang trọng và uy nghiêm của màu đen mang lại.

Tomesode (Photo: theteatimeadventurer.com)

Houmongi

Houmongi có thể được mặc bởi phụ nữ đã kết hôn và độc thân trong các bữa tiệc hoặc đám cưới của người thân hoặc bạn bè. Houmongi có tay áo ngắn hơn Furisode, bên cạnh đó, các họa tiết được bố trí chạy dọc theo các đường may, khiến nó trở nên “hào nhoáng” hơn và ít mang tính trang trọng hơn so với Tomesode.

Houmongi

Komon

Komon là trang phục truyền thống của Nhật Bản có họa tiết hình học đơn giản lặp đi lặp lại; Komo được xem là một bộ Kimono đời thường, có thể mặc hàng ngày. Ngày nay, rất ít người ở Nhật Bản mặc Komo, do hầu như không ai mua các loại Kimono đơn giản, phục vụ đời sống hàng ngày như Komon nữa, thay vào đó, họ sẽ chọn các loại Kimono rực rỡ, cầu kỳ hơn cho các hoạt động truyền thống, nghệ thuật.

Komon

Iro-muji

Iro-muji là trang phục truyền thống bán trang trọng của Nhật Bản. Iro-muji không có thiết kế hoặc hoa văn, ngoại trừ họa tiết cơ bản của gấm hoa. “Muji” có nghĩa là “trơn” và “Iro” có nghĩa là “màu sắc”. Tuy nhiên, với Kimono có màu đen và trơn thì lại không phải là “Iro-muji”. Loại Kimono này được phụ nữ mặc trong các bữa tiệc hoặc các chuyến viếng thăm bạn bè, người thân như các buổi lễ trà, hội họp, ăn uống bên ngoài, v.v. Giống như Komon, Iro-muji không còn được sử dụng rộng rãi như các loại Kimono khác trong xã hội hiện đại.

Iromuji

Susohiki

Susohiki là trang phục thường được mặc bởi các Geisha hoặc các nghệ sĩ biểu diễn vũ điệu truyền thống. Trang phục khá dài khi so với kimono thông thường, vì áo phải được làm dài che phủ sàn nhà. Trong trường hợp một bộ kimono bình thường dành cho phụ nữ thường dài 1,5–1,6 m, thì một chiếc Susohiki có thể dài tới 2m. Đây cũng là lý do tại sao các Geisha và Maiko phải vén váy khi đi ra ngoài đây cũng là cách để thể hiện vẻ đẹp sang trọng của họ.

Susohiki

Yukata

Kimono theo truyền thống được mặc thành nhiều lớp, với chất liệu được làm từ lụa, len hoặc vải tổng hợp và do đó thường được sử dụng trong những tháng có tiết trời lạnh. Với những tháng mùa hè nóng ỏi, thì người Nhật sẽ chuộng Yukata nhẹ, được bằng vải cotton hơn. Yukata được cả nam và nữ giới mặc cả trong những dịp đặc biệt hoặc đời thường và thường được sử dụng sau khi tắm tại Onsen (khu nghỉ dưỡng suối nước nóng) và Ryokan (nhà trọ truyền thống). Thường Yukata sẽ đi kèm với guốc Geta, tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng, tao nhã cho người mặc. Ngày nay, những bộ Yukata có màu sắc rực rỡ, dễ tiếp cận rất phổ biến tại các lễ hội mùa hè, lễ ngắm pháo hoa hoặc tại các nhà hàng theo phong cách Nhật Bản, và đặc biệt, Yukata rất đơn giản, thoải mái, dễ mặc cho cả nam, nữ và trẻ em.

Yukata

Kimono và Yukata tại Chiyoda Sushi

Khi bước chân đến Chiyoda Sushi, thực khách sẽ được chào đón bởi tinh thần Omotenashi từ các bạn đầu bếp, phục vụ, thu ngân và đặc biệt là từ các bạn tiếp tân vận Yukata truyền thống.

Tại nhà hàng, bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực tinh túy Nhật Bản, quý thực khách sẽ còn có cơ hội chiêm ngưỡng bộ sưu tập trang phục truyền thống, như: Kimono, Yukata, guốc Geta… đây là điểm nhấn để mang lại không gian chuẩn Nhật, từ hương vị của món ăn, đến tinh thần và nét đẹp văn hóa Nhật cho thực khách tại Chiyoda Sushi.